Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Cán Khê - Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hoá

THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ AN TOÀN THỰC PHẨM

Đăng lúc: 10:10:21 29/05/2023 (GMT+7)
100%
Print

ĐOÀN KIỂM TRA THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ ATTP XÃ CÁN KHÊ NĂM 2023

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO QUẢN LÝ VỆ SINH ATTP TRONG THÁNG HÀNH ĐỘNG VÌ ATTP XÃ CÁN KHÊ NĂM 2023

Ngày 09/5/2023 BCĐ ATTP xã Cán Khê thực hiện Kế hoạch số: 115/KH-BCĐ ngày 05/4/2023 của Ban Chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện Như Thanh về việc triển khai Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023;

- BCĐ quản lý VSATTP xã Cán Khê đã xây dựng và triển khai kế hoạch số: 49/KH-UBND ngày 19/4/2023 về triển khai “tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023”.

- Ban hành kế hoạch số 53/KH-UBND ngày 28/4/2023 về việc kiểm tra “Tháng hành động vì chất lượng ATTP năm 2023.

- Ban hành Quyết định số: 42/QĐ-UBND ngày 08/4/2023 về việc thành lập đoàn kiểm tra trong “tháng hành động vì an toàn thực phẩm” xã Cán Khê năm 2023.

BCĐ đã thành lập tổ kiểm tra trong tháng hành động vì vệ sinh an toàn thực phẩm đi kiểm tra thực tế tại 17 cơ sở kinh doanh bao gồm: Cơ sở kinh doanh do ngành y tế quản lý, kinh doanh do ngành nông nghiệp uản lý và kinh doanh do ngành công thương quản lý.

*) ĐÁNH GIÁ CHUNG.

Các cơ sở sản xuất kinh doanh cơ bản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

(Đây là kết quả kiểm tra tháng hành động vì ATTP của BCĐ xã Cán Khê)

1. Tồn tại, hạn chế.

          - Nhận thức của người dân trên địa bàn xã về công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn hạn chế.

- Công tác quản lý an toàn thực phẩm nhất là quản lý đối với các cơ sở sản xuất rau, quả, chăn nuôi, giết mổ chưa thực hiện thường xuyên.

- Một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình chưa thực hiện tốt các quy định về an toàn thực phẩm như: chưa có chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm; tập huấn kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm, khám sức khỏe cho người lao động không đầy đủ, kinh doanh một số loại thực phẩm hết hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm có hóa chất độc hại…

          2. Nguyên nhân

          2.1. Nguyên nhân khách quan:

          - Do dịch bệnh ở người và đàn gia súc gia cầm đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đảm bảo ATTP nên việc kiểm soát nguồn gốc thực phẩm chưa được thường xuyên.

          - Việc kiểm soát, giám sát ô nhiễm thực phẩm từ khâu nuôi, trồng đến vận chuyển, sơ chế, chế biến ở các cơ sở nhỏ lẻ chưa được kiểm soát thường xuyên do lực lượng mỏng.       

          2.2. Nguyên nhân chủ quan:

          - Những tác động không thuân lợi của thực phẩm không an toàn, thực phẩm nhập lậu, gian lận ngày càng diễn biến phức tạp, tinh vi, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, kinh doanh  thực phẩm trên địa bàn xã.

          - Đa phần kinh doanh thực phẩm trên đại bàn xã là nhỏ lẻ, hộ do đó rất khó khăn trong công tác quản lý và xử lý vi phạm. Ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh thực phẩm còn chưa đầy đủ, phần lớn vì lợi nhuận thiếu trách nhiệm trong bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

          3. Bài học kinh nghiệm

          3.1. Sự quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp đối với công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.

          - Dù đã có nhiều cố gắng, nhưng công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã Cán Khê vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Để bảo vệ sức khỏe cho người dân, xử lý kịp thời những vi phạm về an toàn thực phẩm đòi hỏi sự lãnh đạo, điều hành và thực thi nhiệm vụ đầy trách nhiệm của cả Đảng ủy, chính quyền trong lĩnh vực này

          - Để ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi thực phẩm không an toàn, ngoài việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm thì rất cần sự chỉ đạo, lãnh đạo.

          3.2. Tổ chức triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về ATTP.

          Trong 3 năm thực hiện để tháo gỗ những khó khăn, làm công tác ATTP xã Cán Khê đưa ra những giải pháp cụ thể sau:

          - Tăng cường sự lãnh đạo, kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng, chính quyền, xử lý nghiêm các trường hợp vi pham ATTP.

          - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về ATTP đối với người quản lý kinh doanh, người sản xuất kinh doanh, người tiêu dùng.

- Tăng cường giám sát, thanh tra các cơ sở dịch vụ ăn uống chủ động giám sát các mối nguy ATTP để thông tin cảnh báo cộng đồng.

- Công tác phối hợp, tuyên truyền được thực hiện thường xuyên, liên tục, phong phú cả về nội dung và hình thức theo hướng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng.

            4. Nhiệm vụ và các giải pháp trọng tâm

          4.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện

          - Tăng cường sự lãnh dạo của Đảng và chính quyền địa phương đối với công tcas dảm bảo ATTP.

          - Ban hành văn bản chỉ đạo triển khai theo giai đoạn và tình hình thực tế của địa phương.

          4.2. Công tác thông tin, truyền thông và đào tạo, tập huấn.

          - Tiếp tục triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi về ATTP. Xây dựng và phát triển các kỹ năng truyền thông; nâng cao số lượng, chất lượng các tài liệu và thông điệp truyền thông về ATTP.

          - Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền; đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tiếp tục phổ biến Luật An toàn thực phẩm và các văn bản hướng dẫn thực hiện, kiến thức ATTP đối với tất cả các nhóm đối tượng (quản lý, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng).

          - Tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ATTP từ xã đến thôn.

          - Tổ chức các buổi nói chuyện, tập huấn những kiến thức cơ bản về; lựa chọn, bảo quản thực phẩm, phòng chống ngộ độc và các bệnh truyền qua thực phẩm cho cộng đồng, hướng tới mục tiêu nâng cao nhận thức, thái độ của người tiêu dùng, chủ động không sử dụng các thực phẩm không đảm bảo chất lượng.

          - Phối hợp với cán bộ văn hóa, cán bộ Đài truyền thanh kịp thời đưa tin và thông tin chính xác về tình hình an toàn thực phẩm vệ sinh thực phẩm trên địa bàn.

          4.3. Xây dựng, ban hành thể chế, pháp lý về ATTP; cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

          4.4. Công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý vi phạm về antoàn thực phẩm.

          - Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, giám sát hậu kiểm việc thực hiện các quy định của pháp luật về ATTP và thực hiện truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm nông lâm thủy sản không đảm bảo an toàn. Kiên quyết xử lý vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

          - Đẩy mạnh hoạt động kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh chất bảo vệ thực vật.

          - Ngăn chặt việc kinh doanh hàng hóa, thực phẩm giả, kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc và gian lận.

          - Tăng cường giám sát, kiểm tra các cơ sở dịch vụ ăn uống chủ động giám sát các mối nguy ATTP để thông tin cảnh báo cộng đồng.

          4.5. Công tác xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn và xã an toàn thực phẩm, cập nhật thông tin phần mềm quản lí nhà nước về ATTP, phần mềm kết nối cung cấp nông sản thực phẩm.

          Năm 2021 UBND xã khuyến khích các hộ tập trung sản xuất rau an toàn, tạo ra chuỗi giá trị  thực phẩm an toàn và tìm kiếm thị trường tiêu thụ rau an toàn.

          4.6. Công tác kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn.

          UBND xã Cán Khê phấn đấu đến năm 2021 kết nối cung cầu tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn nhằm mục tiêu hỗ trợ kết nối giữa các cơ sở sản xuất với cơ sở kinh doanh và người tiêu dùng thông qua môi trường mạng có sự kiểm soát của các cơ quan chức năng

          4.7. Tăng cường nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý an toàn thực phẩm.

          - Tăng cường số lượng và năng lực của lực lượng kiểm tra chuyên ngành ATTP.

          - Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác đảm bảo ATTP.

          4.8. Củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm từ xã đến thôn; thiết lập hệ thống thông tin giữa các ban ngành để phối hợp trong việc kiểm tra về ATTP.

          4.9. Đẩy mạnh thực hiện công tác phối hợp giữa UBND – MTTQ – các đoàn thể trong công tác ATTP theo nội dung đã kí kết.

*) Đề xuất, kiến nghị:

          Để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao về triển khai công tác đảm bảo về an toàn thực phẩm trên địa bàn xã, UBND xã Cán Khê  kiến nghị, đề xuất một số nội dung sau:

1.     Đối với Uỷ ban nhân dân huyện:

Tăng cường giám sát, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo vệ sinh ATTP trên đại bàn đến năm 2030.

Đặc biệt là việc bố trí nguồn lực, đầu tư kinh phí đảm bảo đủ để thực hiện nhiệm vụ quản lý VS ATTP.

2.     Đối với Ban chỉ đạo về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm huyện:

-  Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức khoa học về ATTP, nâng cao đạo đức, ý thức trách hiệm của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đối với sức khỏe cộng đồng, tạo chuyển biên mạnh mẽ về nhận thức và hành vi của toàn dân về VS ATTP.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ làm công tác ATTP các cấp có đủ năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn để triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác ATTP trong những năm tới.

 

 

  

Công khai kết quả giải quyết TTHC

ĐIỆN THOẠI HỮU ÍCH

Số điện thoại tiếp nhận của các tổ chức, cá nhân liên quan đến giải quyết thủ tục hành chính
02373.742.289